Sử dụng kế hoạch phần trăm đơn giản: lãi trên lỗ: 3-1 [Phần 1]

Lý do chính khiến nhiều người mất quá nhiều tiền trong thị trường giá xuống từ đầu đến cuối năm 2022 là do họ không biết cách tự bảo vệ mình khỏi thua lỗ. Họ không biết cách nào, tại sao họ phải luôn luôn bán và thoát khỏi các cổ phiếu không một ngoại lệ khi chúng bắt đầu giảm một phần trăm nhất định so với giá mua chúng.

Nói cách khác, họ không có sự phòng thủ. Họ có thể có phương pháp tấn công tốt, hoặc nghĩ mình có phương pháp tấn công tốt, bởi vì họ mua cổ phiếu mà họ chỉ nghĩ là cổ phiếu sẽ tăng giá. Nhưng họ không có các quy tắc cho biết phải bán khi các cổ phiếu hoạt động kém và bắt đầu giảm.

Bên cạnh các Quy Tắc Bán đã đề cập trong mục kiến thức, tôi sẽ giải thích kỹ hơn về việc quản trị rủi ro với kế hoạch phần trăm đơn giản lãi trên lỗ 3-1. Nếu hiểu và tuân thủ đúng, quy tắc này có thể hoàn toàn giúp bạn an toàn tránh được những khoản lỗ nặng nề thậm chí có 2/3 cổ phiếu của bạn gặp rắc rối. Nếu tỷ lệ này được cải thiện, chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho bạn.

Mua một cổ phiếu mà không biết khi nào và tại sao phải bán cũng giống như mua một cái ô tô không phanh, ở trên một chiếc thuyền không có phao cứu hộ hoặc học bay mà người ta chỉ dạy bán cách cất cánh mà không dạy bạn hạ cánh; cũng giống như một đội bóng với các cầu thủ đá banh giỏi nhưng không có thủ môn.

Hầu hết những người đầu tư vào thị trường chứng khoán đều nghĩ rằng họ sẽ làm giàu bằng cách nghe người khác nói mà không cần học. Họ không hề có khái niệm về những rủi ro có thể xảy ra, chưa kể đến việc phải làm gì để giảm thiểu những rủi ro đó. Họ cứ lao về phía trước thôi.

Chắc chắn, nếu bạn mua được một cổ phiếu tốt thì sẽ rất tuyệt, chỉ cần ngồi chờ và xem nó tăng lên không ngừng một cách kỳ diệu. Thị trường đã từng có nhiều thời điểm bong bóng như vậy, như những năm 2020-2021, 2016-2017 hay 2005-2006. Nhưng không phải lúc nào thị trường cũng hoàn hảo như vậy.

Bạn phải nhận ra một điều là không có những cổ phiếu “tốt” hoặc “an toàn”. Nói cách khác, tất cả cổ phiếu đều xấu – trừ khi chúng tăng giá. Cách duy nhất để chứng tỏ cổ phiếu bạn lựa chọn là những cổ phiếu tốt đó là chúng tăng giá sau khi bạn mua chúng. Chúng phải tạo ra lợi nhuận.

Có rất nhiều cổ phiếu tăng giá, chúng là những cổ phiếu chúng ta phải tìm kiếm (Xem thêm Hệ thống CAN SLIMTiêu Chí Mua Cổ Phiếu). Những cổ phiếu cực tốt cũng không thể tốt vĩnh viễn. Các nghiên cứu của William Oneil với các cổ phiếu tốt nhất thị trường trong hơn 130 năm qua đều cho thấy trung bình giai đoạn hoạt động tốt nhất của thị trường cũng chỉ diễn ra trong vòng 1,5 -2 năm. Một số kéo dài 3 năm và rất hiếm hoi kéo dài 5 -10 năm. Những cổ phiếu tốt nhất cuối cùng cũng giảm giá. Và khi giảm giá, chúng thậm chí còn khiến bạn thua lỗ nặng nề hơn các cổ phiếu hạng xoàng khác, đặc biệt khi bạn mua chúng quá chậm như nhiều người đã làm trong thị trường cuối năm 2021 và đầu 2022.

Những cổ phiếu dẫn đầu thị trường thực thụ – những cổ phiếu hoạt động tốt hơn gấp 2-3 lần so với các cổ phiếu khác, một khi đạt đỉnh sẽ giảm trung bình 72%. Và đó là mức giảm trung bình của tất cả cổ phiếu dẫn đầu thị trường ở mỗi chu kỳ thị trường trong 130 năm qua. Nhiều cổ phiếu công nghệ cao dẫn đầu trong những năm 1990 mất hơn 90% giá trị của chúng. Tại Việt Nam, các cổ phiếu dẫn đầu trong năm 2020 2021 đều có mức giảm tương đồng trong chín tháng đầu năm 2022: ngành bất động sản giảm trung bình 80% từ đỉnh, ngành ngân hàng, thép giảm trung bình 70%, chứng khoán giảm trung bình 60%.

Bạn sẽ hỏi, sau một thời gian chúng sẽ hồi phục chứ? Không may cho những ai vẫn ngồi nắm giữ chúng, câu trả lời là không. Gần một nửa cổ phiếu dẫn đầu thị trường không bao giờ hồi phục lại những đỉnh cao của chúng, và những cổ phiếu phục hồi được sẽ cần 5 năm. Một số cổ phiếu đã từng tăng mạnh nhất thậm chí sẽ cần lâu hơn thế.

Những nhà đầu tư nghĩ rằng các cổ phiếu dẫn đầu thị trường năm 2021 sẽ hồi phục nhanh chóng nên biết rằng những cổ phiếu dẫn đầu thị trường trong thời kỳ bong bóng và tâm lý quá mức tương tự như năm 1920 – đã không hồi phục hoàn toàn sau giai đoạn thị trường giá xuống khủng khiếp trong năm 1929-2932 cho đến tận những năm 1940 và 1950. Ví dụ, RCA cổ phiếu tăng hơn 1,100% ( từ 8,7$ lên hơn 106$) vào cuối những năm 1920, giảm xuống chi còn 3$ vào năm 1932 và phải tận sau thế chiến thứ hai (1963) giá của nó mới khôi phục được mức trước khi trượt dốc.

RCA của những năm 1920 rất giống AOL và Ciscos của những năm 1990. HBC CTD DXG VND SSI VJC của những năm 2016 rất giống DIG L14 VND SSI VPB LPB của những năm 2021, đây là những cổ phiếu dẫn đầu thị trường ở các ngành nghề hưởng lợi lớn nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Tất cả cũng đã trải qua 1-2 năm sụt giá mạnh hoặc hơn và mất một thời gian dài để gượng dậy.

Hãy nhớ thực tế quan trọng này trong lịch sử: cứ 8 cổ phiếu dẫn đầu trong thị trường giá lên thì 1 cổ phiếu tự xác nhận nó là cổ phiếu dẫn đầu thị trường trong giai đoạn giá lên kế tiếp hoặc tương lai, đồng nghĩa 7 cổ phiếu còn lại có thể không bao giờ hồi phục lại giá đỉnh cũ hoặc cần chờ đợi qua nhiều chu kỳ thị trường sau đó mới có thể.

 

Vai trò quyền lực của các nhà đầu tư lớn: tổ chức, quỹ đầu tư, ban lãnh đạo

Điều quan trọng là bạn phải hiểu vai trò quyền lực của các quỹ đầu tư và các tổ chức trong việc quyết định hướng đi của thị trường và cổ phiếu. Ảnh hưởng của nhà đầu tư cá nhân lên thị trường gần như bằng không. Trong hầu hết các trường hợp, chính hoạt động của tổ chức và chỉ hoạt động của họ mới có ý nghĩa. Bây giờ thật tốt nếu bạn biết họ cảm thấy thế nào, lo lắng điều gì hoặc nhìn thấy gì phía trước đúng không. Nhưng họ sẽ không cho bạn biết đâu. Bạn sẽ thấy được một số ý kiến tổ chức trên truyền thông, nhưng phần lớn còn lại thì không. Họ quá bận rộn để ra những quyết định quan trọng dựa trên những nghiên cứu mà công chúng không thể tiếp cận được. Và cuối cùng họ cũng không cần phải cho công chúng biết họ sẽ làm gì. Họ rất miễn cưỡng khi nói họ đang mua gì, thậm chí còn ngại hơn khi đề cập tới các cổ phiếu họ đang bán. Lý do đơn giản, nếu những người khác biết tổ chức – những người quyết định hướng đi của thị trường đang bán, thì họ cũng bán. Giá cổ phiếu sẽ giảm nhanh hơn và tổ chức nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu không thể phân phối với giá tốt. Đây là một lợi thế cho những nhà đầu tư cá nhân nhanh nhạy – tất nhiên với điều kiện anh ta phải nhận ra thời điểm các tổ chức đang thoát ra.

Vào lúc này, bạn phải học cách bỏ qua cảm giác của mình và ý kiến của người khác. Khi thấy cổ phiếu vận động ngược với suy nghĩ của bạn thì lúc đó bạn phải hoàn toàn khách quan. Bạn có thể nghe thấy ai đó trên truyền thông đưa ra ý kiến rằng công ty mà bạn đang đầu tư vẫn hoạt động tốt và rằng mức giá bây giờ chỉ còn 50 đồng thay vì 80 đồng thì quả là một món hời. Sau khi cổ phiếu bạn bản giảm 38%, ý kiến của chuyên gia này sẽ giúp bạn an tâm. Nhưng thị trường không quan tâm đến việc bạn cảm thấy thế nào hay chuyên gia nghĩ gì. Qua hoạt động giá và khối lượng giao dịch, thị trường sẽ cho bạn biết rằng các tổ chức chuyên nghiệp đang phân phối hay mua vào.

Trong trường hợp này, giá cổ phiếu bạn giảm từ 80 đồng về 50 đồng có nghĩa là đã có vấn đề gì đó. Một số tổ chức đang bán. Bạn có thể không biết vì sao và chắc chắn bạn sẽ không biết. Nhưng bạn không thể cứ chờ đợi, đến lúc thông tin bung ra giá cổ phiếu của bạn có thể giảm nhiều đến mức không bao giờ có thể hồi phục trở lại. Đó là điều đã xảy ra với hàng triệu nhà đầu tư khi bong bóng vỡ vào năm 2000, 2007, 2018 hay 2022. 

 

Vậy bạn cần làm gì để tự bảo vệ bản thân khỏi những khoản lỗ thảm hại?

Tôi chỉ biết có một cách duy nhất, đó là có một kế hoạch thực tế để bán và kiếm lãi khi cổ phiếu đang lên, lúc nó đang tiếp tục tăng, và bán chúng, giảm lỗ tối đa khi cổ phiếu bắt đầu hoạt động kém và giảm giá. Đặc biệt, bạn nên cân nhắc bán một vài cổ phiếu khi chúng tăng 20% -25% so với điểm mua chuẩn từ nền tích luỹ và giảm lỗ chỉ ở mức tối đa 7% -8% (Xem thêm Tiêu Chí Bán). Đối với thị trường biến động khó, bạn nên cân nhắc việc bán cổ phiếu khi chúng tăng 10% -15% từ điểm mua và dừng lỗ tối đa 3%-5% (Xem thêm Lướt Sóng). Nói cách khác, mục tiêu bán cổ phiếu chốt lãi bằng 3 lần so với điểm nhận định lỗ.

Bằng cách duy trì tỷ lệ lãi-lỗ 3-1, bạn có thể đúng với 30% cổ phiếu và sai với 70% mà vẫn không gặp rắc rối lớn. Một khi bạn học cách mua cổ phiếu hợp lý (Xem thêm Hệ thống CAN SLIMTiêu Chí MuaLướt Sóng), bạn sẽ phán đoán đúng 1/2 hoặc 2/3 giao dịch. Nhưng cho đến khi bạn đạt được kỹ năng đó, nguyên tắc giảm lỗ ở mức 7% -8% và thu lãi ở mức 20% -25% sẽ giữ bạn luôn tồn tại trong đầu tư.

error: Content is protected !!