BA MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ PHỔ BIẾN NHẤT
Mẫu hình hai đáy
Mặc dù hình dạng khác với cốc có tay cầm, nhưng khái niệm cốt lõi và lý do hình thành nền giá mẫu hình hai đáy đều giống nhau.
- Phản ánh thị trường: Đáy kép có xu hướng hình thành trong khi thị trường chung biến động và được phản ánh qua hình dạng đồ thị. Cổ phiếu có một chân giảm, sau đó cổ phiếu cố gắng phục hồi nhưng chạm ngưỡng kháng cự và kéo ngược trở lại để tạo thành chân giảm thứ hai. Cổ phiếu tăng trở lại một lần nữa và cuối cùng có thể vượt qua kháng cự và tăng cao hơn. Sự bứt phá thường xảy ra khi thị trường tổng thể cũng đã phục hồi trở lại sau một đợt điều chỉnh thành một xu hướng tăng mới.
- Hỗ trợ và Kháng cự: Giống như hình chiếc cốc có tay cầm và tất cả các nền giá khác, điểm mua cho đáy kép được tính bằng cách cộng 100 VNĐ vào vùng kháng cự gần nhất. Đó là đỉnh ở giữa chữ W. Việc phá vỡ ngưỡng kháng cự đó với khối lượng lớn bất thường cho thấy các nhà đầu tư tổ chức đang quay trở lại cuộc chơi, tích cực mua cổ phiếu.
- Rũ bỏ: Hãy nhớ cách tay cầm trong cốc có tay cầm đã đánh bật những người nắm giữ yếu kém như thế nào. Điều tương tự cũng xảy ra ở đây. Lưu ý đáy thứ hai có thể giảm sâu hơn đáy thứ nhất. Điều đó sẽ giúp loại bỏ những người nắm giữ yếu kém hơn, để lại những nhà đầu tư cam kết đầu tư lâu dài hơn, những người sẽ hỗ trợ cho đợt tăng giá mới của cổ phiếu.
Đặc điểm của mẫu hình hai đáy
- Xu hướng tăng trước đó: 30% hoặc hơn
- Độ sâu mẫu hình: 40% hoặc ít hơn
- Chiều dài mẫu hình: Ít nhất 7 tuần. Tuần giảm đầu tiên sẽ được tính là tuần số #1.
- Đỉnh chính giữa của W: – Nên hình thành ở nửa trên độ sâu của mẫu hình nhưng không được cao hơn đỉnh sườn trái.
- Thủng đáy: Đáy thứ hai nên xuống dưới thấp hơn đáy đầu tiên để tạo ra sự rũ bỏ. Một số trường hợp có thể bằng hoặc cao hơn đáy 1.
- Điểm mua lý tưởng
- Cao hơn đỉnh chính giữa của W 100 VNĐ
- Vùng mua: không vượt quá điểm mua chuẩn 5%
- Luôn mua gần điểm mua nhất có thể
- Khối lượng ngày bùng nổ: cao hơn ít nhất 40%—50% so với bình quân
Ví dụ
HPG – Đồ thị tuần – năm 2015 2016