BA MẪU HÌNH BIỂU ĐỒ PHỔ BIẾN NHẤT
Nền giá phẳng
Trong phần giới thiệu về điểm mua, bạn đã thấy cách những cổ phiếu tốt nhất thường hình thành “bước đệm” trước khi chúng thực hiện những bước chuyển mình lớn. Cổ phiếu sẽ đi lên trong một thời gian, rút lui để hình thành một nền giá mới, sau đó tiếp tục leo lên – mang lại cho bạn nhiều cơ hội kiếm tiền. Phần đế phẳng là một ví dụ điển hình. Chúng thường hình thành sau khi một cổ phiếu đạt được mức tăng giá tốt từ một cú đột phá mẫu hình cốc tay cầm hoặc hai đáy. Đó còn là lý do chúng thường được coi là nền giá “giai đoạn hai”.
Dưới đây là các khái niệm chính cần hiểu về đế phẳng
- Cổ phiếu đi ngang để “tiêu hóa” mức tăng trước đó: Cổ phiếu thường sẽ thoát ra khỏi mô hình hình cốc có tay cầm hoặc hai đáy, tăng ít nhất 20%, sau đó về cơ bản là đi ngang để tạo thành một nền phẳng. Đây là mức giảm nhẹ hơn so với những gì bạn thấy trong các mô hình khác – không quá 15%. Phạm vi giá thường sẽ khá chặt chẽ trong toàn bộ mẫu hình. Điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư tổ chức – những người phải mua hàng triệu cổ phiếu trở lên để thiết lập các vị thế lớn của họ – đang âm thầm mua trong một phạm vi giá nhất định. Đó là cách họ tăng lượng cổ phiếu nắm giữ mà không làm tăng đáng kể chi phí trung bình trên mỗi cổ phiếu.
- Hỗ trợ và kháng cự: Một lần nữa, điểm mua được xác định bằng cách thêm 100 VNĐ vào vùng kháng cự gần nhất – điểm giá cao nhất trong nền giá. Khi cổ phiếu vượt qua “mức trần” đó (tốt nhất là trên khối lượng trung bình), nó sẽ khởi động chặng tăng giá tiếp theo.
- Rung lắc: Giống như các mẫu khác, đế phẳng cũng có cách rũ bỏ những nhà đầu tư yếu kém. Thay vì bán giảm giá một cách rõ rệt như trong phần tay cầm của mẫu hình cốc hoặc phần dưới chân thứ hai ở hai đáy, loại rung lắc của nền giá phẳng chỉ đơn giản là tăng giá chậm. Các nhà đầu tư yếu kém sẽ bị kiệt sức bởi hành động đi ngang của cổ phiếu và cuối cùng mất kiên nhẫn bán ra.
Đặc điểm
- Xu hướng tăng trước đó: 30% hoặc hơn
- Độ sâu mẫu hình: 15% hoặc ít hơn
- Chiều dài mẫu hình: Ít nhất 5 tuần. Tuần giảm đầu tiên sẽ được tính là tuần số #1.
- Điểm mua lý tưởng
- Cao hơn đỉnh chính giữa của W 100 VNĐ
- Vùng mua: không vượt quá điểm mua chuẩn 5%
- Luôn mua gần điểm mua nhất có thể
- Khối lượng ngày bùng nổ: cao hơn ít nhất 40%—50% so với bình quân
Ví dụ
HBC – Đồ thị tuần – Năm 2016 2017
Chủ đề tiếp theo: ĐIỂM MUA BỔ SUNG VÀ ĐIỂM MUA THAY THẾ